4 Luu y khi su dung binh chua chay trong o to

Le 21/09/2023

Dans Actualités

Binh chua chay xe o to

Một số lưu ý khí sử dụng bình chữa cháy xe ô tô

Do lo ngại gây nổ, mọi người thắc mắc liệu có cần để bình chữa cháy trong ô tô hay không. Tuy nhiên nếu biết được các nguyên tắc khi sử dụng bình chữa cháy xe ô tô, thì chủ xe sẽ không phải lo với tình huống đó. Các loại bình cứu hoả mini chịu được nhiệt độ dưới 55 độ C. Nhất là khi nhiệt độ mùa hè ở Việt Nam rất cao. Nhiệt độ trong xe có thể tăng tới 58 – 60 độ C nếu bạn để xe ngoài trời khi nhiệt độ 40 độ C. Những vị trí như taplo, cabin, khoang máy. .. sẽ hấp thụ nhiệt khiến nhiệt độ sẽ tăng tới mức 70 – 80 độ C. Nhiệt độ tăng cao sẽ khiến áp suất trong bình tăng cao, gây cháy nổ. Bởi vậy người sử dụng cần nhớ các điểm sau:

1. Kiểm tra nhiệt độ và ghi chú hạn sử dụng của bình cứu hoả ô tô

Bình cứu hoả ô tô chỉ cho phép nhiệt độ sử dụng là 50 - 55 độ C. Chính vì thế bạn cần để ý xem nhiệt độ cho phép của bình là bao nhiêu để đặt vị trí bình cứu hoả thật hợp lý. Ngoài ra, từng loại bình chữa cháy sẽ có hạn sử dụng riêng biệt. Thường thì hạn sử dụng bình cứu hoả hơi dài, đối với loại bột là 5 năm. Tuy nhiên, với một vài loại bình khí CO2, hạn dùng phụ thuộc vào khối lượng khí được chứa bên trong và có thể nhận biết bằng cách đếm trọng lượng bình.

2. Không đặt bình ở nơi có nhiệt độ cao

Bình chữa cháy cũng có thể gây nổ khi bạn để chúng ở nơi có nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ tăng qua ngưỡng cho phép của bình, áp suất trong bình sẽ tăng cao hơn giới hạn cho phép của bình sẽ gây nổ. Do đó, để đảm bảo và phòng tránh động cơ xe không bị hư hỏng, người tiêu dùng phải để ý kĩ vị trí đặt bình. Tuyệt đối không để gần nơi có ánh nắng hắt mạnh như tablo hay là kính chắn xe. Tốt nhất bạn nên đặt bình chữa cháy ô tô dưới chân ghế phụ hoặc hộc để đồ ở đuôi xe.

1 co nen de binh chua chay trong o to 1400x875

3. Đặt bình trong tầm với của tài xế

Việc đặt bình trong tầm với của bạn sẽ giúp bạn ứng phó tốt nhất khi bị nạn trên xe. Bạn nên đặt bình chữa cháy trên ô tô ở hộc để đồ trên cánh cửa sổ, phía dưới ghế tài xế ngay sát. Không nên đặt bình chữa cháy dưới ghế tài xế bởi vì tài xế sẽ lúng túng khi sử dụng chân phanh/ga/côn.

4. Không để bình va chạm 

Nhiều khi sử dụng hoặc di chuyển, chúng ta vô tình khiến chiếc bình va đập vào những linh kiện trên xe. Điều đó là không đúng bởi vì chúng sẽ ảnh hưởng đến áp suất bên trong bình có thể làm phụt khí hoặc gây nổ. Do đó bạn cần phải cẩn thận khi sử dụng sản phẩm.
 

pcccthienbang